#02 Sai đi, đừng chờ

 

Chào mừng anh chị và các bạn trở lại với An, thong dong giữa đời

Podcast này chúng ta nói về một chủ đề mà khó ai trên cõi đời này tránh được. Nhưng lại là một chủ đề có góc nhìn đa chiều, và cũng thật khó để xem là đúng là sai.

Sai đi, sợ ĐK gì?
(Nguồn ảnh: AA1dSJWT.img (1600×1060) (img-s-msn-com.akamaized.net))

Chào mừng các bạn và các anh chị đến với chủ đề: Sai đi, đừng chờ.

Sai, trước hết có vẻ là ngược nghĩa với đúng. Sai, trong cuộc sống thường xem là sai lầm, lạc đường, trái lại, phản lại, chệch khỏi, ... Tuy nhiên, để nhận dạng một sự vật, hiện tượng, hành động, quan điểm là sai hay đúng thì không dễ dàng. Trong khái niệm sai, đã hàm chứa khái niệm đúng, khái niệm phải với ý nghĩa phải so sánh, đối chiếu với “cái đúng” thì mới thấy được “cái sai”, cái lệch với cái đúng, cái ngược với cái đúng. Nghĩa là mướn biết đúng sai phải có một hệ quy chiếu làm chuẩn.

Trước hết, “cái được xem là đúng” phải được quy định “nó là đúng” ví dụ một cộng một bằng hai, con thì phải báo hiếu cho mẹ cha, cho đấng sinh thành, nuôi dưỡng, tham gia lưu thông thì phải đi bên phải và đúng làn đường, muốn chín trứng thì phải luộc/nấu cho sôi lên, ... Tạm hình dung “cái được quy định là đúng, là chuẩn, là quy chiếu” từ đâu mà có. Từ cách tiếp cận này cho ta “chuẩn mực, quy chiếu” có thể do chứng minh được (thường trong lĩnh vực khoa học), do luật pháp quy định (trong quản trị quốc gia), do phần lớn mọi người thừa nhận, tuân thủ (trong văn hóa), do tập quán, truyền thống để lại, do các bậc hiền triết, bậc khai sáng, lãnh tụ tôn giáo răn dạy, ...

Chỉ so khởi vậy thôi, đã thấy “đúng, sai” và thậm chí “không đúng, không sai”, hay “vừa đúng, vừa sai” đều rất khó để có cái nhìn thống nhất mà tùy thuộc vào góc nhìn, vào nhận thức, vào không gian, vào thời gian. Đã khó trong nhận định đúng sai, cũng có nghĩa là muốn “không sai” cũng không được khi sống trong cõi nhân gian. Mà e rằng, kể cả không phải cõi nhân gian chắc cũng không dễ khi nói về đúng sai.

Tản mạn vậy, để quay lại chủ đề chính “sai đi, đừng chờ” theo nghĩa phổ biến là muốn nói đến “Sai, thất bại là bài học mà mỗi người phải trả giá để có đúng, có thành công”. Vậy sai là tốt. Tôi xin khẳng định là tốt. Vì mỗi lần sai, chúng ta loại bỏ được một cách làm, một hành động không mang lại kết quả mong muốn. Có nghĩa là chúng ta tiến gần hơn đến cái đúng, cái chúng ta mong muốn.

Vậy thì, sao lại sợ sai, sao lại phải chờ.

Steve Jobs từng khuyên “cứ mãi đói khát, cứ mãi dại khờ”.

Góc nhìn của anh chị và các bạn thì sao? Hãy chia sẻ để nhìn thấy bức tranh đa chiều, nhiều sắc màu cho cuộc sống tươi đẹp.

An, thong dong giữa đời, xin hẹn gặp lại vào trong podcast kế tiếp.

Comments

Popular posts from this blog

#04 Digital Marketing – Giải mã Thái Công

#03 Câu chuyện 1 m2 đất